Ngoài kiểm tra xem bên ngoài máy tính có bị nứt, hở các khớp máy hay bị trầy xước nhiều không, bạn nên kiểm tra ổ cứng, phần mềm, chức năng wifi, …Khi đến mua máy tính ở cửa hàng thu mua máy tính cũbạn nên nhờ người có hiểu biết về máy tính để kiểm tra máy.
Kiểm tra ổ cứng máy tính cũ:
Bước kiểm tra ổ cứng rất quan trọng vì ổ cứng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của máy tính. Bạn có thể dùng phần mềm mHDD có trong bộ đĩa Hiren Boot CD hoặc tải phần mềm Hard Disk Sentinel để kiểm tra. Đây là một phần mềm kiểm tra ổ cứng chuyên nghiệp, hỗ trợ cho cả ổ đĩa HDD và SSD. Ngay khi khởi động, phần mềm sẽ tự động kiểm tra toàn bộ ổ cứng, sau đó sửa chữa lỗi trên ổ cứng. Phần mềm sẽ hiển thị tình trạng hiện tại của ổ SSD hay ổ HDD. Trong mục Health nhận kết quả là Excellent hoặc Good, nghĩa là ổ cứng vẫn hoạt động tốt. Nếu báo về là Fail hay Critical thì ổ cứng hoàn toàn bị lỗi.
Kiểm tra Webcam:
Các máy máy tính cũ cũng thường hay hỏng webcam. Tốt nhất bạn cũng nên kiểm tra khả năng hoạt động của webcam xem còn tốt không.
Kiểm tra cổng USB, cổng mạng, …
Các cổng kết nối trên máy tính cũ hay có tình trạng bị lỗi, không nhận USB chẳng hạn. Bạn hãy kiểm tra toàn bộ các cổng xem chúng có hoạt động hay không.
Kiểm tra hoạt động Wi-Fi:
Thử để máy tính bắt mạng Wi-Fi để xem khả năng bắt mạng còn tốt hay không. Nếu máy laptop bắt sóng Wi-Fi yếu hơn hoặc mất thời gian hơn smarpthone mà bạn thử thì nên cân nhắc lại. Bởi vì chức năng kết nối wi-fi rất quan trọng đối với người sử dụng máy tính.
Kiểm tra cấu hình, thông tin phần cứng máy tính:
Bước kiểm tra này để xem liệu thông tin về máy có đúng như những gì mà bạn được biết về máy, khi người bán giới thiệu hay không. Có khá nhiều cách để kiểm tra cấu hình máy, thông qua lệnh trên máy hoặc sử dụng phần mềm, …
Chọn nơi mua ở cửa hàng thu mua máy tính cũ uy tín:
Cuối cùng chính là nơi chọn mua máy tính cũ. Tất nhiên, với những dòng máy tính cũ thì không dám khẳng định máy sẽ hoạt động tốt 100% như khi mua máy mới vềvà không có lỗi phát sinh gì nhất là với máy tính đã dùng lâu. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chọn mua máy tính ở những nơi có bảo hành, có sự thỏa thuận về việc đổi trả hàng nếu mua về phát sinh lỗi.
Sau khi kiểm tra toàn diện máy tính cũ, nếu phát hiện có nhiều lỗi không phù hợp với giá cả bạn đầu cửa hàng thu mua máy tính cũ đưa ra, bạn nên thỏa thuận lại với người bán về giá cả hoặc chọn mua ở một cửa hàng khác.
Trên đây là những bước kiểm tra cơ bản nhất khi chúng ta quyết định chọn mua một chiếc máy tính cũ. Việc mua đồ cũ cũng thường kèm theo nhiều rủi ro. Vì vậy, bạn nên nhờ một người quen biết có kiến thức về kỹ thuật cùng kiểm tra, hoặc chọn mua ở những cửa hàng lơn, uy tín, có đầy đủ bảo hành để có thể giải quyết những phát sinh sau này.